CB-Bệnh dinh dưỡng ở cá

2022-08-06 10:08:16

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cá mắc nhiều bệnh.

Chế độ dinh dưỡng thiếu các thành phần protein, glucid, Lipid, Vitamine, khoáng làm cá yếu, sinh trưởng chậm, sức đề kháng kém. Trong điều kiện nuôi mật độ dày, thức ăn tự nhiên thiếu, cần phải cho ăn thêm thức ăn tổng hợp có đầy đủ thành phần giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể cá xảy ra thuận lợi.

Thành phần thức ăn không đầy đủ ở cá thường xảy ra các dấu hiệu bệnh lý sau:

- Sự trao đổi chất bị rối loạn, quá trình tiêu hoá không bình thường.

- Phá huỷ chức năng hoạt động của hệ thống thần kinh và các cơ quan.

- Gây viêm loét bộ máy tiêu hoá, từ đó dẫn đến gan thận, lá lách của cá đều bị ảnh hưởng.

- Cơ thể cá bị dị hình, cong thân hoặc uốn làn sóng, nắp mang lõm hoặc khuyết, tia vây bị dị hình..

- Cá gầy yếu sức đề kháng kém dễ bị nhiễm bệnh.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể khiến cá bị dị hình. Ảnh: medicalxpress.

1. Bệnh thiếu Protein và Acid amine
Protein là chất quan trọng để cá sinh trưởng và phát triển. Vì vậy trong các ao nuôi mật độ dày, thành phần Protein trong thức ăn không thấp hơn 40% để đảm bảo cho cá sinh trưởng nếu ít cá sẽ chậm lớn. Thức ăn có 25% Protein, tốc độ tăng trọng của cá chỉ bằng 12,8% cá cho ăn thức ăn có 40% Protein. Nếu cho ăn chỉ có 10% Protein cá không tăng trọng lượng.

- Cá chép: Trong thức ăn nhiều acid amine và vitamine làm cho cơ thể cá mất khả năng điều tiết sự thăng bằng, cột sống bị cong, nghiêm trọng ảnh hưởng đến tế bào tổ chức gan, lá lách.

- Đối với lươn, trong thức ăn không có protein, cơ thể giảm trọng lượng rõ rệt, trong thức ăn Protein chiếm 8,9%, trọng lượng cơ thể sẽ giảm nhẹ. Nếu trọng lượng protein trên 13,4% trọng lượng cơ thể tăng. Ngược lại tỷ lệ Protein trong thức ăn vượt quá 44,5% sự sinh trưởng và tích luỹ đạm gần như không thay đổi và ở một mức độ nào đó có tác dụng trở ngại cho quá trình trao đổi chất.

- Trong thức ăn của cá các acid amin không cân bằng hoặc hàm lượng protein quá nhiều, không những lãng phí mà còn gây tác hại cho cơ thể.

2. Bệnh liên quan đến chất đường Glucid
Đường (Glucid) là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật nói chung, cho loài cá nói riêng. Một gram đường ở trong cơ thể, oxy hoá sản sinh ra 4.000 calo năng lượng. Theo thống kê có khoảng 50% nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cá lấy từ sự phân giải đường trong thức ăn cung cấp. Đường trong thức ăn đầy đủ, sự phân giải mỡ trong cơ thể và lượng đạm yêu cầu cũng giảm đi. Đường còn là thành phần cấu trúc tế bào cơ thể.

Cơ vận động, não hoạt động cần năng lượng cung cấp từ oxy hoá đường glucogen, nhưng bản thân não dự trữ đường rất ít phải lấy từ máu nên khi thiếu đường trong máu làm cho chức năng hoạt động của máu bị tổn hại, dẫn đến co giật, hôn mê.

Theo tepbac.com


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng