CB-Kiểm soát bệnh tai xanh trên heo

2022-08-05 09:01:11

Sau đây là các biện pháp tổng hợp và biện pháp kiểm soát cụ thể để kiểm soát bệnh tai xanh trên heo:

Biện pháp tổng hợp
Chế độ ăn uống tốt và phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi; Chuồng trại thông thoáng, mát và sạch sẽ.

Thực hiện chăn nuôi cùng vào, cùng ra; Loại heo còi cọc, chậm lớn; Cách ly heo mới nhập đàn; Tẩy uế chuồng nuôi định kỳ bằng thuốc sát trùng.

Thực hiện lịch tiêm vaccine đầy đủ, phù hợp. Kiểm tra hàm lượng kháng thể 6 tháng/lần.

Sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách và hiệu quả trong điều trị bệnh kế phát.

Biện pháp kiểm soát cụ thể
Bệnh tai xanh trên heo được chia thành 4 cấp độ nhiễm khác nhau: Trại nổ bệnh (đàn không ổn định); Trại chưa ổn định (có bài thải virus); Trại ổn định (không bài thải virus); Trại âm tính (âm tính). 

Trại nổ bệnh
Tuyệt đối không nhập thêm heo mới. Chỉ xuất bán (heo con, heo choai hay heo thịt) và không đưa heo còi trở ngược lại đàn.

Loại thải toàn bộ heo yếu, nhất là ở ô heo nái đẻ non, sảy thai, heo con sơ sinh dưới 0,8 kg và những heo bị bệnh mãn tính không khỏi.

Ðịnh kỳ sát trùng, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ trang trại, toàn bộ không gian trong và xung quanh trại.

Hạ sốt bằng Anagil C hoặc Paracetamol tinh kết hợp bổ sung thêm chất điện giải, các vitamin… để tăng sức đề kháng cho heo.

Nếu có điều kiện truyền nước muối sinh lý 0,9% cho heo qua tĩnh mạch tai (đối với nái) và qua xoang phúc mạc (đối với heo thịt).

Tiêm kháng sinh cho toàn bộ heo trong trại giúp hạn chế, ngăn chặn các bệnh kế phát.

Hạn chế tối đa stress cho heo: Ngưng bấm nanh, cắt đuôi, thiến hoạn, lùi các chương trình vaccine cho đến khi heo khỏe hẳn.

Ngưng toàn bộ chương trình vaccine khác, sau đó trộn kháng sinh vào thức ăn cho toàn đàn khoảng 2 tuần sau thì tiêm vaccine PRRS.

Trại chưa ổn định
Ðối với việc nhập heo hậu bị: Trước khi quyết định nhập cần làm xét nghiệm máu, chỉ nhập đàn giống có chỉ số 0,4 < S/P < 2; Tiêm vaccine bổ sung cho những nái có chỉ số S/P < 0,4 sau 2 tuần xét nghiệm lại; Không nhập những heo có S/P > 2.

Nhập theo kế hoạch, tỷ lệ thay đàn lý tưởng là 30 - 35%. Không nên quá 40%.

Nái hậu bị nên mua từ một nguồn, biết rõ nguồn gốc. Mua từ lúc còn nhỏ (5,5 tháng tuổi) để đủ thời gian nuôi cách ly và làm quen với PRRS (hoặc đã chủng được 3 mũi vaccine PRRS).

Nhập về nuôi cách ly riêng biệt khoảng 2 tuần. Sau đó nuôi thích nghi bên ngoài trại 3 tháng; Cho nái loại thải khỏe mạnh ở chung với nái nuôi thích nghi theo tỷ lệ 1/10 (sau 2 - 3 tuần bán nái loại đó đi và đổi nái khác).

Ðối với heo nái: Cho nái phối lần đầu lúc 7 - 8 tháng tuổi, khi nái đạt trên 120 kg. Khi phối, chọn tinh của heo nọc khỏe mạnh, mua tinh từ trang trại uy tín.

Ðối với heo con và heo thịt: Heo con và heo thịt đi theo 1 hướng, không nhập quay trở lại. Nên nuôi cùng vào cùng ra.

Ðối với toàn trại: Thực hiện nghiêm các quy định an toàn sinh học trong trại, định kỳ phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

Tiêm vaccine PRRS cho heo nái hậu bị trước khi phối để có miễn dịch đầy đủ cho heo nái và heo con. Sau 6 tháng, lấy máu heo con (4, 6, 8 tuần tuổi) xét nghiệm để đánh giá mức độ ổn định của trại với PRRS. Nếu chỉ số S/P nhỏ dần theo tuổi heo thì đàn đã ổn định. Nếu S/P tăng dần theo tuổi heo thì trại chưa ổn định, còn có sự bài thải virus trên heo cai sữa và heo thịt. Do đó, cần chủng lại vaccine cho nái cai sữa lứa đầu. 

Theo nguoichannuoi.


Xem thêm












Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng