Liên tục mò đáy, giá lợn được dự báo sẽ sớm quay đầu và tăng mạnh trở lại
Từ đầu năm đến nay, thị trường lợn hơi trong nước khá ảm đạm, giá thu mua liên tục biến động và chưa có mức tăng vượt bậc.
2023-10-24 11:07:35
Ước tính hiện rau quả xuất khẩu chạm mốc lịch sử 5 tỷ USD, riêng sầu riêng cán mốc 2 tỷ USD. Kim ngạch tăng cao kỷ lục đã đưa sầu riêng thành loại trái cây tỷ USD.
Kỳ tích xuất khẩu ngày rau quả
Báo Người Lao Động dẫn nguồn Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 9/2023 đạt trị giá cao nhất từ trước tới nay, với 667,5 triệu USD, tăng tới 43,7% so với tháng trước.
Trước đà tăng cao, dự báo "kỳ tích" này có thể bị phá vỡ khi trong tháng 10, giá trị xuất khẩu là 699 triệu USD, theo ước tính của Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Cụ thể, lũy kế 10 tháng năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt 4,913 tỷ USD, tăng 78,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, chủ yếu do tăng mạnh xuất khẩu quả sầu riêng, đạt tới 1,63 tỷ USD (tính đến hết tháng 9), gấp hơn 14 lần so với con số 113 triệu USD của cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 10, ngành sầu riêng ước tính đã mang về khoảng 2 tỷ USD cho Việt Nam.
Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất trong 9 tháng năm 2023, đạt trị giá 2,75 tỷ USD, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 65% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của cả nước.
Tiếp đó là thị trường tiềm năng như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan chiếm thị phần từ 2,8% - 4,5%.
Bên cạnh đó, những mặt hàng khác cũng có mức tăng trưởng cao (tính đến hết tháng 8) như: mít đạt 143 triệu USD tăng 37,5%; xoài đạt 138,5 triệu USD tăng 43,4%; vải gần 50 triệu USD, tăng 85%; dưa hấu gần 46 triệu USD, tăng 154%; bưởi 29,6 triệu USD, tăng 144%…
Rau quả chế biến đóng góp 794 triệu USD (tính đến hết tháng 8), tăng trưởng gần 20%.
Đáng chú ý mục tiêu ban đầu của ngành rau quả Việt Nam trong năm 2023 là đạt kim ngạch xuất khẩu trên 4 tỷ USD. Nhưng mục tiêu này chỉ cần 9 tháng đã hoàn thành với con số 4,2 tỷ USD.
Sầu riêng, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong nhóm ngành hàng rau, quả. Ảnh minh họa.
Năm 2023, xuất khẩu rau quả dự kiến cán đích 5,5 tỷ USD
Trao đổi với báo Thanh Niên, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo: "Sầu riêng sẽ nhanh chóng vượt qua thanh long để trở thành mặt hàng tỷ USD". Thời điểm đó, không có quá nhiều người lạc quan, nhất là khi 4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu sầu riêng vẫn ì ạch vài chục triệu USD mỗi tháng. Nhưng sầu riêng chính thức bùng nổ vào tháng 5 với kim ngạch 332 triệu USD. Sau cú nhảy vọt đó, kỳ vọng cả năm 2023 có thể đạt tới 1,5 tỷ USD đã được đặt ra, nhưng kết quả hiện nay đã là 2 tỷ USD, con số chưa mặt hàng nông sản nào đạt được chỉ trong thời gian ngắn như thế.
"Hiện chỉ còn sầu riêng ở Gia Lai và vụ nghịch ở rải rác một vài nơi, nhiều nhất là các tỉnh miền Tây. Sản lượng sầu riêng giảm sẽ kéo giảm kim ngạch xuất khẩu của rau quả. Trong 2 tháng cuối năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ khó đạt con số kỷ lục như tháng 9 hay 10 nhưng vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước. Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm sẽ đạt khoảng 5,5 tỷ USD. Năm 2024 chúng ta có thể hy vọng kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt con số 6 tỷ USD", ông Đặng Phúc Nguyên cho biết.
Mặc dù xuất khẩu rau, quả đang ghi nhận những điểm sáng nổi bật, song các doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm soát tốt chất lượng các mặt hàng, bảo đảm chặt chẽ các quy định về phía nhập khẩu.
Điển hình, vừa qua Bộ NN&PTNT đã nhận được một số thông báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc liên quan đến vi phạm yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ NN&PTNT sẽ tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.
Bộ NN&PTNT khuyến cáo các doanh nghiệp và các địa phương cần kiểm soát tốt để hạn chế tối đa tình trạng gian lận mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu. Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm dịch từ các thị trường nhập khẩu, theo Kinh tế & Đô thị.
Trúc Chi (t/h)
Theo baomoi.com, ngày 23/10/2023
Từ đầu năm đến nay, thị trường lợn hơi trong nước khá ảm đạm, giá thu mua liên tục biến động và chưa có mức tăng vượt bậc.
UBND huyện Hướng Hóa yêu cầu công khai, niêm yết giá thu mua từng ngày để tránh việc ép giá trong thu mua cà phê quả tươi của người dân.
Chuyên gia cảnh báo nếu người dân thu hái quả xanh sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng, đồng thời mất hàng nghìn tỷ đồng.
Giá cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đang giữ ở mức cao nhất trong hơn 10 năm qua khiến nhiều chủ vườn lập tức thu hoạch, bán chốt lời ngay tại rẫy.
Theo ngành Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), cây sầu riêng đang nhiễm bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ hơn 2.465,7 ha, chiếm gần 42% tổng diện tích
Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang diễn biến ngày càng phức tạp và có dấu hiệu tăng nhanh đến mức báo động.
Dịch tả lợn châu Phi vừa tái phát trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi lợn ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, với tổng đàn 58 con.
Qua báo cáo sơ bộ, đã có 1.108 con heo có trọng lượng từ 25-30 kg tại một trang trại chăn nuôi tập trung ở Thanh Hóa đã bị lũ cuốn trôi...
Qua công tác giám sát, Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu tiến hành kiểm tra và phát hiện trên thùng xe có 300 bao phân bón không rõ nguồn gốc
Tháng 8 vừa qua, trên địa bàn các xã: Thượng Nung, Cúc Đường và Vũ Chấn (Võ Nhai) đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục, với 6 con bò mắc bệnh.