Nuôi dúi thương phẩm cho thu nhập cao mỗi năm
Nhờ mô hình nuôi dúi, hàng năm, anh Nguyễn Long Phi (ngụ ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) thu lợi nhuận vài trăm triệu.
2023-09-08 10:46:14
Nhận thấy việc nuôi con dúi cho thu nhập tốt nên anh Hồ Xuân Tâm (SN 1990, xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Bí thư Chi đoàn ấp 7 của xã đã chọn mô hình này để khởi nghiệp. Đến nay, nghề nuôi dúi của anh Tâm đã trở thành mô hình điểm, mở ra nhiều triển vọng, thôi thúc thanh niên địa phương đến tham quan, học hỏi.
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện mô hình này, anh Tâm cho biết, trước năm 2017, khi còn là sinh viên, anh đã tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội và các hội nhóm về kiến thức, kinh nghiệm nuôi dúi. Ra trường, khi đang công tác tại Phòng Quản lý chất lượng của Công ty CP Cao su Hoà Bình năm 2017, anh Tâm cùng một người bạn hùn vốn nuôi dúi thịt. Anh dùng hết số tiền tích góp hơn 20 triệu đồng mua con giống và đầu tư chuồng trại, thế nhưng đàn dúi không phát triển mà chết lần chết mòn.
Anh Hồ Xuân Tâm, Bí thư Chi đoàn ấp 7, xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc (thứ 2 từ trái qua) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc dúi cho ĐVTN địa phương.
Thất bại, mất vốn, nhưng anh Tâm vẫn quyết tâm làm lại từ đầu. Anh tiếp tục tìm hiểu, tham quan thực tế những mô hình nuôi dúi thịt ở ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. “Thời điểm năm 2017, nuôi dúi là mô hình mới lạ, muốn học hỏi kinh nghiệm là rất khó nên tôi phải tự mày mò, đúc rút kinh nghiệm”, anh Tâm bày tỏ.
Giữa năm 2022, anh Tâm mạnh dạn đầu tư tiếp gần 15 triệu đồng xây chuồng và mua 7 cặp dúi giống về nuôi. Nhờ chịu khó tìm hiểu, nắm chắc tập tính, thói quen của loài dúi nên đàn dúi anh Tâm nuôi đã phát triển tốt, sinh sản và bước đầu thành công. Anh cho biết, chuồng dúi được xây dựng khá đơn giản, có thể tận dụng gạch men dựng cố định xung quanh nên cũng không tốn quá nhiều chi phí đầu tư.
Anh còn đổi mới cách nuôi để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như: thêm thân cỏ voi, mía và bổ sung thêm khoai lang, mì, bắp trong quá trình chăn nuôi. Dúi ưa bóng tối, ngủ ngày và ăn về đêm nên khi nuôi dúi cần phải hạn chế ánh sáng, tiếng ồn. Mỗi ngày, anh Tâm cho dúi ăn 2 lần vào sáng sớm trước khi đi làm và chiều tối sau khi về nhà. Nuôi dúi không khó nhưng thức ăn phải sạch và an toàn vì chúng dễ mắc bệnh đường ruột rất khó chữa.
“Hiện tại nuôi dúi vẫn đang là nghề mới, ít người nuôi, thị trường đang thiếu nguồn cung. Trong khi, nguồn thức ăn cho dúi lại sẵn có, nên việc nuôi dúi không cần phải mất nhiều thời gian để chăm nom. Do đó, đây là một lựa chọn thích hợp đối với thanh niên khởi nghiệp”, anh Tâm nói.
Anh Tâm cũng cho biết thêm, mỗi năm dúi mẹ sinh sản 3 lứa, mỗi lứa từ 3-5 con. Sau 3 tháng đạt trọng lượng 4-5 lạng/con có thể xuất chuồng bán giống hoặc nuôi đến gần 1 năm khi dúi đạt trên 1,2kg để bán dúi thịt. Sau gần 1 năm, đàn dúi của anh Tâm đã phát triển lên gần 50 con và đang tiếp tục sinh sôi. Nhiều thương lái đã tìm đến hỏi mua dúi lớn, trưởng thành, với giá gần 50 triệu đồng.
Từ thành công của bản thân, anh Tâm sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và nhân rộng mô hình nuôi dúi thịt cho thanh niên địa phương phát triển kinh tế. Anh cũng được xem là thanh niên đầu tiên thành công trong mô hình nuôi dúi ở huyện Xuyên Mộc. Hiện tại, dúi thương phẩm được anh Tâm bán giá khoảng 750 ngàn đồng/kg; dúi giống tùy theo độ lớn nhỏ, dúi nhỏ bán với giá 600-700 ngàn đồng/ cặp; dúi lớn thì khoảng vài triệu đồng/cặp.
Bên cạnh đó, anh Tâm còn là một cán bộ Đoàn năng động, hòa đồng, vui vẻ, đầy nhiệt huyết và sáng tạo trong các hoạt động Đoàn-Hội tại địa phương. Anh cùng BCH Đoàn xã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo; trong đó phải kể đến các hoạt động thu hút, tập hợp thanh niên như: tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sân chơi cuối tuần cho thanh niên, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công tại địa phương…
Anh Trần Hữu Khải, Phó Bí thư Đoàn xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc nhận định, mô hình khởi nghiệp từ nuôi dúi của anh Tâm được Huyện Đoàn Xuyên Mộc đánh giá cao ở tính hiệu quả. Đây là điểm sáng trong phong trào thanh niên lập nghiệp và làm giàu chính đáng tại quê hương, giúp thanh niên có thêm sự lựa chọn trong khởi nghiệp, phát triển kinh tế.
Theo nguoichannuoi.vn, ngày 08/09/2023
Nhờ mô hình nuôi dúi, hàng năm, anh Nguyễn Long Phi (ngụ ấp Thuận Tây 1, xã Thuận Thành, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) thu lợi nhuận vài trăm triệu.
Khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc bươu đen kết hợp du lịch nông nghiệp thân thiện đã cho hiệu quả kinh tế cao và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô hình nuôi cua biển 2 giai đoạn thích ứng biến đổi khí hậu làm tiền đề cho việc chỉ đạo...
Việc trồng sâm bố chính tại xã Vinh Quang (thành phố Kon Tum) đang là một trong những mô hình phá triển...
Khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Mỹ Phước (huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) ăn nên làm ra với mô hình nuôi vịt trời.
Hơn 3 năm qua, nhờ nghề nuôi chim trĩ đỏ (chim trĩ) mà kinh tế gia đình khấm khá hơn, sau khi trừ hết chi phí, gia đình bà có thu nhập khoảng 15 triệu
Cá bớp là một trong những cơ hội phát triển tốt về kinh tế cho bà con nông dân. Bởi vì loài cá này được biết đến là loài cá có nhiều chất dinh dưỡng
Bạc Liêu đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần “đổi đời” cho nông dân.
Mỗi năm, anh Nguyễn Trí Thức xuất bán vài trăm ngàn con cá tai tượng da beo cho thu nhập trên 600 triệu đồng.
Mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa dưới tán rừng ven biển mang đầy tính sáng tạo và mới lạ, lượng cua hao hụt không nhiều...