CS-Trồng Mướp Đắng Trái Vụ
Mướp đắng là một loại rau quả bán được giá trên thị trường, vì vậy, nông dân đã tiến hành trồng quanh năm.
2024-03-12 14:18:04
Nho xanh Ninh Thuận là loại nho có trái bầu, nhỏ, không hạt. Sở dĩ Ninh Thuận trồng được nho bởi lẽ vùng này khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh và không có mùa đông.
Có thể nói khí hậu và thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Ninh Thuận có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11- 4, có độ ẩm cao (đây là mùa thích hợp trồng nho vụ chính) và mùa mưa từ tháng 5 – 10.
Ăn nho xanh có tốt không?
Từ lâu nho đã được chứng minh là một loại quả chứa nhiều chất bổ có lợi cho sức khỏe như: Tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, tốt cho tim mạch, có tác dụng thải độc tố…
Trái nho chứa khoảng 65 – 85% nước, 10 – 33% đường (glucose và fructose), phlobaphene, axit galic, axit silicic, quercetine, anin, glucosides, mono delphinidin và delphinidin, axit hoa quả, axit phosphoric, salicilic, axit chanh, axit formic, axit oxalic, pectin, hợp chất tanin, muối kali, magiê, canxi, mangan, coban, sắt và vitamin B1, B2, B6, B12, A, C, P, PP, K, axit folic và các enzime.
Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn. Qua phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng toàn thân rất tốt.
Lưu ý khi trồng nho xanh Ninh Thuận:
Đất trồng: nho xanh không phải Cây nho thân gỗ vì thế nó thích hợp với đất cát, nắng nóng, nhất là đất pha cát có PH = 5.5 tới 7.5, vị trí đất cao, không bị ngập úng, thoat nước tốt.
Mật độ: Hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 1,5 tới 2m.
Tưới nước: Những ngày trời nắng thì 4 – 5 ngày tưới nước/ lần, không được để đất khô. Khi mưa kéo dài thì phải thoát nước nhanh không để nho bị ngập úng.
Tạo giàn cho nho xanh: Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng. Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối …
Bón phân chăm sóc nho xanh: Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200 -400 kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần. Trước cắt cành: 100-300 kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7 + TE)/ha. Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần. Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 15-350 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009, định kỳ 7-10 ngày/lần.
Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400 kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15 + TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần.
Ngưng phun thuốc trước thu hoạch 10 ngày.
Xử lý hoa: Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.
Sâu bệnh: Khi trồng nho xanh nên lưu ý một điều, sâu nho rất độc nên phải tiến hành phun thuốc trừ sâu 1 năm/lần để tránh sâu bệnh gây hại cho cây cũng như cho sức khỏe của chính chúng ta.
Thường tiến hành trước khi thu hoạch 3-2 tháng, tránh lúc cây ra hoa vì sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn cũng rất quan trọng.
Thường xuyên dọn rác, lá khô, để vườn được sạch sẽ, đề phòng là nơi ẩn náu của các loại sâu bệnh, sinh vật có hại.
Theo 2lua.vn
Mướp đắng là một loại rau quả bán được giá trên thị trường, vì vậy, nông dân đã tiến hành trồng quanh năm.
Khi cây nho bước vào thời kỳ kinh doanh thì ổn định kiểu hầm nho theo kiểu hầm nổi...
Trên thân và cành có sự xuất hiện có những vết loét, vết u sần, đôi khi chảy nhựa, kéo theo khô cuống lá và cành...
Muốn khắc phục sượng trái, cách tốt nhất là phải thu hoạch trái trước mùa mưa.
Trên lá, vết bệnh bắt đầu là những đốm màu nâu nhỏ, chúng lan dần ra tạo nên những đốm lớn hơn. Đốm bệnh ban đầu thường có màu vàng cam sau lan nhanh
Hướng dẫn bà con kĩ thuật trồng và chăm sóc Nho trên gốc ghép hiệu quả.
Thu hoạch khi gai Mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng. Thu hoạch từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hái nhẹ nhàng. Khi hái không quăng ném.
Vào khoảng cuối tháng 12 (âm lịch), khi trên cây vẫn còn một số trái (trái cuối mùa, xấu, chất lượng kém) thì tiến hành lặt bỏ trái.
Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
So với các loại cây ăn trái khác Mít nghệ cao sản là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM