Công nghệ mới trồng rau, hoa ngoài trời
Ngành NN&PTNT Lâm Đồng đã xây dựng nhiều mô hình công nghệ mới trồng rau, hoa ngoài trời, bước đầu đánh giá nhiều kết quả khả quan.
2024-03-11 11:11:44
Từng làm việc cho nhiều công ty với mức lương cao, nhưng vì đam mê làm nông nghiệp, anh Lý Quốc An ở ấp Phú Thứ, xã Phú An, TX.Bến Cát đã lựa chọn mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau thủy canh để phát triển. Hiện nay, bình quân mỗi tháng mô hình rau thủy canh Bách An đã mang lại thu nhập cho anh khoảng 60 triệu đồng. Tháng 12- 2023, sản phẩm rau thủy canh của anh đạt chứng nhận OCOP.
Anh Lý Quốc An bên mô hình trồng rau thủy canh Bách An
Bén duyên với nghiệp trồng rau
Dẫn chúng tôi vào thăm mô hình rau thủy canh của mình, anh Lý Quốc An chia sẻ tuy bản thân đã đến với nhiều công việc khác nhau, nhưng vẫn luôn đam mê với nông nghiệp công nghệ cao. Theo anh An, xu hướng sử dụng thực phẩm sạch đang là lựa chọn của nhiều người. Năm 2021, trong thời gian xảy ra dịch bệnh, anh có thời gian rảnh nên đã nghiên cứu, trồng thử mô hình rau thủy canh trên diện tích 100m2 tại nhà ở phường Lái Thiêu, TP.Thuận An. Từ thành công bước đầu, đã giúp anh bén duyên với nghiệp trồng rau.
Với cá tính khi đã làm việc gì là làm đến cùng, quyết tâm cao. Vì thế, để mở rộng diện tích, anh An đã đi đến các tỉnh Long An, Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh… để tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình làm rau thủy canh thành công. Năm 2022, anh An quyết định đầu tư mua 1.000m2 đất tại ấp Phú Thứ để trồng rau thủy canh. Trên diện tích này, anh An đã lắp đặt hệ thống nhà màng, hệ thống máng trồng cây, bồn chứa dinh dưỡng ứng dụng hệ thống thủy canh hồi lưu và phun sương tự động. Riêng 200m2 anh dành riêng trồng cà chua, dưa leo và ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng rau thủy canh, anh Lý Quốc An cho biết tham quan, học hỏi kinh nghiệm làm hệ thống đến kỹ thuật trồng, chăm sóc cây rau thủy canh ở những mô hình khác là một chuyện, ứng dụng để làm thành công mô hình lại là một chuyện khác. Thực tế mỗi một nơi trồng có khí hậu khác nhau, do đó, bên cạnh những kiến thức đã được học hỏi là nền tảng, từ mô hình trực tiếp mình làm sẽ mang lại kinh nghiệm và kỹ thuật riêng để người trồng rau thành công.
Anh Lý Quốc An cho biết thêm: “Triển khai mô hình, tôi đã mất rất nhiều thời gian sửa đổi mới có được thành công như hôm nay. Từ việc phải thay đổi hệ thống hồi lưu như độ nghiêng của máng, dòng chảy của nước, diện tích cây trồng trên hệ thống hồi lưu. Bên cạnh đó điều chỉnh ánh sáng, độ lạnh cho phù hợp với từng loại cây rau đến thành phần dinh dưỡng. Theo tôi, để thành công, người trồng cần phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu, đặc biệt phải có niềm đam mê và kiên trì”.
Không lo đầu ra
Hiện nay trên diện tích 800m2, anh An trồng các loại rau như cải thìa, cải sen, xà lách, muống, dền, bó xôi… Đối với rau muống, rau dền, các loại cải từ khi gieo hạt đến thu hoạch khoảng 30 ngày, đối với rau xà lách khoảng 50 ngày. Bình quân mỗi ngày anh thu hoạch 40 - 60kg rau các loại, mỗi tháng anh thu nhập từ tiền bán các loại rau khoảng 60 triệu đồng. Với ưu điểm tươi ngon, an toàn sức khỏe, sản phẩm rau sạch thủy canh Bách An đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Anh An chia sẻ: “Rau trồng thủy canh so với rau trồng thổ nhưỡng cho thu nhập sản lượng tăng gấp từ 8 - 9 lần. Hiện sản phẩm rau thủy canh Bách An đang hợp tác với 2 cửa hàng rau sạch tại phường Lái Thiêu, TP.Thuận An. Ngoài ra, tôi còn bán rau trên kênh online, hiện đang có một lượng khách hàng ổn định”.
Rau thủy canh có ưu điểm khi thu hoạch có thể thu cả gốc mà không phải cắt, thời gian bảo quản được lâu hơn. “Theo tôi, mô hình nông nghiệp sạch đang đi đúng hướng và được khách hàng tin dùng bởi các sản phẩm rau sạch, an toàn, tươi ngon mang lại giá trị dinh dưỡng cao, giá thành ổn định”, anh An chia sẻ thêm.
Với thành công bước đầu, anh Lý Quốc An cho biết sẽ mở rộng diện tích trồng rau thủy canh để đủ sản phẩm cung cấp cho thị trường, tiến tới phát triển chuỗi cửa hàng rau sạch tại TX.Bến Cát, TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An. Anh An chia sẻ thêm, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình trồng rau thủy canh hiệu quả, tuy nhiên do không có đầu ra nên đã phải dừng lại. “Tôi mong muốn thời gian tới người trồng rau thủy canh sẽ không còn gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm. Tới đây, tôi sẽ sang Đài Loan, Nhật Bản để tham quan, học hỏi những ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm về rau củ, như nước ép từ rau, rau sấy khô nhưng vẫn giữ được 90% dinh dưỡng. Kế hoạch của tôi tới đây là sản xuất, chế biến theo vòng tròn khép kín. Cùng với đó bao tiêu sản phẩm cho người trồng rau thủy canh trên địa bàn, nhưng phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trồng trọt mà tôi đưa ra để sản phẩm đáp ứng chất lượng”, anh An nói.
Tuy đến với nghề trồng rau thủy canh muộn so với một số người, nhưng sản phẩm của anh Lý Quốc An được đông đảo bà con trong và ngoài tỉnh tin dùng, được nhiều siêu thị, cửa hàng đặt mua nhưng không đủ cung cấp. Sản phẩm xà lách thủy canh của anh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Vừa qua, anh An được địa phương tuyên dương là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.
PHƯƠNG LÊ
Theo baobinhduong.vn, ngày 11/03/2024
Ngành NN&PTNT Lâm Đồng đã xây dựng nhiều mô hình công nghệ mới trồng rau, hoa ngoài trời, bước đầu đánh giá nhiều kết quả khả quan.
Nhiều nông dân tại địa phương đã tiếp cận và mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào trồng chanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Viện nghiên cứu và Phát triển giống cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cho ra đời loại ngô trái cây có thể ăn tươi trực tiếp
Sau khi nghiên cứu kỹ lồng nuôi, ông Vịnh và các hội viên nông dân đã tiến hành xây dựng mô hình mới với thể tích lồng tăng gấp 3.
Cùng với con bò thịt, con tôm là loại vật nuôi được tỉnh chọn để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong giai đoạn 2021-2025...
Sầu riêng, loại cây ăn trái có giá trị cao với người dân Lâm Đồng đang được canh tác ở nhiều hình thức
Ông Nguyễn Xuân Thao, Sơn La là người tiên phong tái canh cây cà phê, đồng thời ông cũng là người sáng tạo ra sản phẩm cà phê đặc sản giá trị cao
Mô hình ứng dụng công nghệ “Sông trong ao” phát triển nghề nuôi cá tầm thích hợp với điều kiện Lâm Đồng
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vừa giúp các HTX giảm chi phí nhân công, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, gia tăng thu nhập cho thành viên...
Chủ động học hỏi cái mới, nông dân huyện Ðầm Dơi (tỉnh Cà Mau) đã quan tâm, ứng dụng tiến bộ công nghệ phù hợp với loại hình sản xuất