Quảng Nam: Nhiều loại dịch bệnh gia súc lây lan ở Quế Sơn
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở huyện Quế Sơn diễn biến khá phức tạp, khiến 66 con heo và bò bị nhiễm bệnh chết phải tiêu h
2024-04-08 11:45:59
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang, ca nhiễm cúm A/H9 được ghi nhận là bệnh nhân nam, 37 tuổi, ngụ xã Tân Lý Đông, huyện châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Theo Bác sĩ Chuyên khoa 2 (BSCK2) Võ Thanh Nhơn, Quyền Giám đốc CDC Tiền Giang, vào lúc 21 giờ 9 phút ngày 1-4, CDC Tiền Giang tiếp nhận thông tin từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, có 1 ca bệnh cúm A/H9 quê Tiền Giang. Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.
Nhân tin báo, CDC Tiền Giang đã phối hợp Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, UBND xã Tân Lý Đông, Trạm y tế xã Tân Lý Đông, Phòng Dịch tễ thuộc Chi cục Thú y vùng VI, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành tiến hành xác minh thông tin ca bệnh, điều tra dịch tễ và tiến hành các biện pháp xử lý ổ dịch theo đúng quy định.
Qua điều tra ghi nhận bệnh nhân nhiễm cúm A/H9 là anh N.V.Đ., 37 tuổi, là thợ hồ, ngụ ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Người nhà bệnh nhân thông tin, vào khoảng ngày 9-3, bệnh nhân sốt, ho có đàm, bụng chướng, chán ăn, người nhà có tự mua thuốc tại nhà thuốc Tây nhưng bệnh nhân không uống. Do các triệu chứng bệnh không giảm nên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Quân y 120 với chẩn đoán gan xơ hóa và xơ gan, bệnh viện tư vấn bệnh nhân đến nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Ngày 16-3, bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh nhập viện và hiện đang được điều trị tích cực tại đây.
Về yếu tố dịch tễ, không ghi nhận việc chế biến, ăn tiết canh, thịt gia cầm chưa nấu chín và không có hiện tượng gia cầm chết ở khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống. Liền kề nhà bệnh nhân có nơi mua bán, giết mổ gia cầm.
Bệnh nhân có tiền sử mắc nhiều loại bệnh nền và uống rượu thường xuyên trong nhiều năm.
Sau khi xác minh, điều tra các yếu tố dịch tễ của trường hợp bệnh, CDC Tiền Giang đã tiến hành xử lý dịch theo hướng dẫn của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Thực hiện giám sát và phòng, chống bệnh cúm A (H5N1) và cúm A (H7N9). Phối hợp với cơ quan thú y các tuyến trong việc chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm trên gia cầm tại khu vực gần nhà bệnh nhân. Thực hiện việc khử trùng bề mặt bằng Cloramin B 2% tại hộ gia đình bệnh nhân và khu vực lân cận.
CDC Tiền Giang cũng đã lập danh sách, theo dõi sức khỏe hằng ngày các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối đối với người lớn và 21 ngày đối với trẻ em dưới 15 tuổi. Hướng dẫn người dân khi có các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp cấp (sốt ≥ 38°C, ho, đau họng, khó thở…) phải đến ngay cơ sở y tế để được hưởng dẫn, khám và điều trị kịp thời.
Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm trên gia cầm từ ngành chăn nuôi và thú y, CDC Tiền Giang tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của những người tiếp xúc gần. Sau 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới ở người thì tiến hành báo cáo kết thúc ổ dịch theo quy định.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan trong việc giám sát, kịp thời chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh ở gia cầm, tình hình nhập lậu gia cầm, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường để chủ động giám sát và phòng, chống dịch bệnh ở người.
BSCK2 Võ Thanh Nhơn cho biết, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, bác sĩ Võ Thanh Nhơn khuyến cáo về phòng tránh bệnh cúm gia cầm, mọi người cần thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín, uống chín; không vận chuyển, chế biến, sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm ốm chết. Song song đó, thực hiện rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với gia cầm; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng…
Thúy Hà
Theo nguoichannuoi.vn, ngày 08/04/2024
Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc ở huyện Quế Sơn diễn biến khá phức tạp, khiến 66 con heo và bò bị nhiễm bệnh chết phải tiêu h
Nắng nóng bất thường, kéo dài khiến độ mặn, nhiệt độ trong các vuông nuôi tôm, cua của người dân trên địa bàn huyện An Minh (Kiên Giang) tăng cao...
Chiều ngày 18/3, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Núi Thành tổ chức hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng trừ dịch bệnh viêm da nổi cục
Sau khi phát hiện bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn bò của một số hộ dân tại thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai)
Thông tin từ ngành chuyên môn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Phù Lưu
Sở nông nghiệp tỉnh Western Cape của Nam Phi ngày 18/2 thông báo đợt bùng phát mới dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại thành phố George của tỉnh này.
Hiện nay, một số loại dịch bệnh đang có chiều hướng tăng mạnh trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2024 này, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) có văn bản gửi Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc đề nghị triển khai các giải pháp chỉ đạo sản xuất trước tình hình rét đậm
Tại các địa phương trong tỉnh, tổng đàn lợn nuôi đang có chiều hướng gia tăng.
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh hiện có hơn 100 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại 17 huyện, thành, thị. T