Quảng Nam ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát
Từ cuối tháng 2 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Quảng Nam bùng phát trở lại, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
2024-04-01 16:50:07
Thực hiện Công văn số 1140/BNN-TY, ngày 20/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) cúm gia cầm; đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã tập trung chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh triển khai các giải pháp trong công tác PCDB cúm gia cầm như tuyên truyền đến với các hộ nuôi gia cầm; tiêm phòng vắc-xin; giám sát tình hình dịch bệnh để chủ động thực hiện tốt các giải pháp PCDB…
Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đến ngày 15/3/2024, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tiêm phòng được 808.098 con gia cầm/1,03 triệu liều vắc-xin, đạt 25,6% kế hoạch năm 2024 (kế hoạch 3,156 triệu con gia cầm). Thực hiện tiêu độc khử trùng PCDB tại 09 điểm chợ để phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, với tổng diện tích 13.000m2. Đồng thời, cấp 8.966 lít hóa chất đến các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch “Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khử trùng đợt 01 năm 2024”; kết quả phun xịt tiêu độc khử trùng tại 49.644 lượt hộ chăn nuôi/diện tích 2,32 triệu mét vuông/1.360 lít hóa chất.
Cán bộ Thú y thực hiện tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm trên đàn vịt của hộ bà Huỳnh Thị Niên, ấp Đồng Khoen, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè.
Huyện Cầu Kè hiện là địa phương có đàn vịt chạy đồng khá lớn; toàn huyện có trên 1,1 triệu con gia cầm, trong đó, vịt chạy đồng chiếm khoảng 40%. Qua ghi nhận, cho thấy công tác PCDB trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là công tác quản lý đàn, tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm của huyện Cầu Kè đạt kết quả khá cao.
Theo đồng chí Hà Mỹ Xuyên, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cầu Kè: nguyên nhân đạt kết quả trên là có vai trò phối hợp tốt giữa Ban Nhân dân ấp, Thú y viên cơ sở trong việc tuyên truyền đến hộ nuôi. Cùng với đó, mặc dù tổng đàn gia cầm của huyện khá lớn, nhưng chủ yếu nuôi tập trung với số lượng lớn và ý thức của các hộ nuôi rất cao về công tác đảm bảo an toàn PCDB trên đàn vật nuôi.
Qua gần 03 tháng đầu năm 2024, toàn huyện Cầu Kè đã triển khai tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm được trên 200.000 con; trong đó, lực lượng thú y viên tham gia giám sát tiêm phòng trên 150.000/200.000 con gia cầm.
Bà Huỳnh Thị Niên, ấp Đồng Khoen, xã Phong Phú, huyện Cầu Kè cho biết: gia đình có nghề nuôi vịt gần 05 năm nay, cứ khoảng 03 – 3,5 tháng là xuất bán, mỗi lần từ 150 – 200 con. Vì đây là nguồn thu chính của gia đình nên rất lo sợ dịch bệnh gây ra cho đàn vịt nuôi cũng như sức khỏe của người nuôi… bản thân tích cực phối hợp với cán bộ thú y mỗi khi bắt vịt về tái đàn là đến tiêm phòng đầy đủ, ngoài ra, cán bộ thú y luôn đến tuyên truyền về PCDB cúm gia cầm cho gia đình.
Hiện trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Cầu Kè có tổng đàn gia cầm khoảng 54.000 con; trong đó, có khoảng 20 hộ nuôi với số lượng lớn (khoảng 25.000 con gia cầm); gia cầm được tập trung nuôi nhiều ở các ấp Đồng Khoen, Ấp 4… trong năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm đạt trên 60%/tổng đàn.
Thú y viên Tống Minh Tùng, phụ trách địa bàn xã Phong Phú chia sẻ: tiêm phòng vắc-xin hiện nay chủ yếu là xã hội hóa. Đối với các hộ nuôi có tổng đàn lớn, thực hiện tiêm phòng đạt 100% hộ nuôi. Riêng các hộ nuôi nhỏ lẻ (dưới 50 con), thú y viên và chính quyền địa phương phải tuyên truyền và vận động hộ nuôi nhốt để cán bộ thú y đến tiêm phòng được thuận lợi.
Ghi nhận đối với huyện Tiểu Cần, mặc dù tổng đàn gia cầm không lớn (khoảng 277.000 con), nhưng chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ (trên 7.100 hộ nuôi gia cầm); trong đó, hộ nuôi gia cầm có đàn dưới 50 con là 6.457 hộ… từ đó, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý đàn và triển khai tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cũng như thực hiện phun xịt thuốc để tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi.
Qua trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Thị Kim Nương, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tiểu Cần cho biết: việc nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm phòng khi cán bộ Thú y viên thực hiện. Do mỗi lọ thuốc vắc-xin có số lượng 200 liều, 500 liều (tùy dung tích lọ thuốc) và lọ thuốc khi ra khỏi bình bảo quản chỉ có 24 giờ; nên mỗi lần tiêm vắc-xin cúm phải gom đủ số lượng gia cầm của các hộ nuôi nhỏ lẻ, trong khi đó địa bàn nông thôn rộng, vật nuôi thường thả lan trong vườn hay ngoài đồng.
Cũng theo đồng chí Lê Thị Kim Nương, do hiện nay thực hiện tiêm phòng vắc-xin theo hình thức xã hội hóa; trong đó, các hộ nuôi có đàn gia cầm dưới 50 con (miễn phí 100%); đàn gia cầm từ trên 50 đến dưới 500 con (hộ tự mua vắc-xin; Nhà nước hỗ trợ tiền công tiêm cho thú y viên); đàn gia cầm trên 500 con (hộ nuôi chi trả 100% chi phí vắc-xin, công tiêm phòng). Riêng đối với vùng an toàn dịch bệnh được công nhận (huyện Tiểu Cần có 02 xã: Phú Cần và Hiếu Trung) được hưởng chính sách miễn 100% về tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm.
Bài, ảnh: Hữu Huệ
Theo nguoichannuoi.vn, ngày 01/04/2024
Từ cuối tháng 2 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi tại tỉnh Quảng Nam bùng phát trở lại, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng ký ban hành quyết định tạm cấp kinh phí hơn 11 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2024...
Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trong những ngày này, công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi...
Vấn đề di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ…
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1...
Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch
Giết mổ động vật tập trung là một mắt xích quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh, xây dựng chuỗi an toàn thực phẩm.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Tiền Giang về việc tiêm vắc xin dịch tả heo châu Phi (DTHCP) miễn phí phục vụ công tác phòng, chống dịch...
Mùa khô 2023-2024, dự báo gần 100 nghìn ha lúa, cây ăn quả ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
Năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Đăng ở thôn Diên Khánh, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng đã bước đầu thành công với mô hình nuôi gà