NT-Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt, tận dụng chuồng lợn cũ, thu lợi cao

2019-09-09 14:59:50

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt

Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, mưa nhiều,.. đây là điều kiện thuận lợi để cho người dân phát triển nghề nuôi ếch.

Kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt

Người ta có thể nuôi ếch trong ao đất, trong lồng bè, trong bể xi măng, trong bể lót bạt,…. có rất nhiều phương pháp,kĩ thuật khác nhau để nuôi loài sinh vật lưỡng cư này. Tuy nhiên, kĩ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt là loại hình có nhiều ưu điểm nhất: tận dụng được diện tích đất trống, chủ động trong việc điều chỉnh lượng nước trong bể, ếch ít bị nhiễm các bệnh dịch, vốn ít,… Nhưng,làm thế nào để phát triển mô hình này tối ưu nhất, sau đây chúng tôi xin giới thiệu cho mọi người về kỹ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt.

1. Kỹ thuật làm bể nuôi

Bể lót bạt có 2 loại:

Bể lót bạt đóng cọc:  xung quanh bể được đóng các cọc để đỡ bạt, các cọc cách nhau 1,5 m. Đầu của các cọc được nối với nhau( người dân có thể dùng dây cước hoặc dây dù để nối cọc), sau đó phủ bạt lên các dây nối,lấy cọc làm điểm tựa.

Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt đóng cọc

Ưu điểm của bể lót bạt đóng cọc là chi phí rẻ, dễ thực hiện.Tuy nhiên, nhược điểm của nó chính là dễ bị chuột cắn thủng bạt, loại hình này chỉ được áp dụng ở những khu vực không có chuột.

Bể lót bạt được bao bằng tường gạch: xung quanh bể được bao quanh bằng một tường gạch cao khoảng 1,4 m; dài 5 m; rộng 3 m. Đáy bể được làm phẳng  có xu hướng hơi nghiêng khoảng 15o để có thể dễ dàng thoát nước. Phía dưới đáy bể được chôn các ống thoát nước dẽ dàng cho người dân trong việc vệ sinh bể nuôi. Sau khi xây xong tường gạch xung quanh lấy bạt phủ lên đáy bể( phủ bạt dư khoảng 0,5-1 m)

Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt bao quanh bằng tường gạch

Ưu điểm của bể lót bạt được bao bằng tường gạch là: dễ dàng trong công tác vệ sinh bể nuôi, tránh được sự xâm nhập của các loài vật khác vào ăn ếch. Tuy nhiên loại bể này đòi hỏi nhiều công sức và chi phí cao.

Chú ý: sau khi đã làm xong bể nuôi, nên khử trùng bể nuôi bằng cách ngâm nước vôi khoảng từ 6- 7 ngày. Bể lót bạt nên che các tấm nilon che nắng nhưng đừng phủ quá kín tránh gây bệnh cho ếch

2. Kỹ thuật chọn giống
Người dân nên chọn ếch giống có khối lượng 6-7 kg/1000 con. Có kích thước 4-6 cm/con. Màu da sẫm, phản ứng linh hoạt. Nên chọn giống ở những trại ếch giống gần địa phương, thời gian vận chuyển ngắn để đảm bao chất lượng và tránh hao hụt giống.

3. Kỹ thuật thả giống
Sau khi mua ếch giống về nên dùng thuốc tím để tắm cho ếch nhằm khử trùng, tiêu độc cho ếch trong quá trình vận chuyển.

Tháng đầu nên thả ếch từ 250 con/m­­2. Thứ hai 150 con/m2.Tháng thứ ba khoảng 70 con/m2.

Chú ý: không thả mật độ ếch quá thưa hoặc quá dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển  của ếch. Lượng nước trong bể nuôi khoảng từ 20- 30 cm.

4. Kỹ thuật chăm sóc ếch

Thức ăn:
Đối với cám viên: nên rải thức ăn đều để cho toàn bộ ếch trong bể đều có thẻ ăn được. Ếch ở tháng đầu nên cho ăn cám có hàm lượng 4-6% so với trọng lượng của ếch, tháng tiếp theo giảm xuống còn từ 3-4%. Khi cho ếch ăn cần quan sát kĩ, nếu ếch ăn hết thức ăn thì sau 20 phút cho ăn thêm. Nếu ếch ăn không hết thì lần cho ăn tiếp theo nên giảm bớt lượng thức ăn.
Đối với thức ăn là cá( cá mùn, cá nhỏ, cá tạp,…): đây là nguồn thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho ếch rất lớn giúp cho ếch có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Dù vậy, chỉ nên cho ếch ăn cá tươi, không nên để  cho ếch ăn cá ươn, cá thiu. Sau khi vệ sinh chuồng sạch sẽ, bơm nước vừa đủ đến ngang chân của ếch, để cá tạp lên xốp, chờ khi ếch ăn xong thì bơm nước cao lên. Nên cho ếch ăn 3-4 bữa/ ngày ở tháng đầu và 2 bữa/ ngày ở hai tháng tiếp theo.

Chú ý: Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch:

Giai đoạn ếch 3 ngày tuổi: thức ăn tự nhiên, tươi sống, có 35,37% đạm.
Giai đoạn ếch 15 ngày tuổi: thức ăn có 35% đạm
Giai đoạn ếch 45 ngày tuổi: thức ăn có 30% đạm
Giai đoạn ếch 90 ngày tuổi: thức ăn có 25% đạm
Giai đoạn nuôi bán: thức ăn có 22% đạm

Nước trong bể nuôi:
Ở tháng đầu tiên sau khi thả ếch nên thay nước 2 lần/ ngày

Ở tháng thứ 2 trở đi chỉ cần thay 1lần/ ngày

Ở hộ gia đình dùng nước từ giếng khoan thì nên bơm vào bình trước một ngày rồi mới thay nước vào cho ếch. Độ pH trong nước phù hợp với ếch là 6-7.

Quá trình phát triển của ếch: sau 1 tháng nuôi ếch có khối lượng khoảng từ 60-80 g, sau 2 tháng khoảng từ 150-190 g, 3 tháng khoảng 250-320 g

Thu hoạch: Ếch sau khi nuôi khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch. Trước khi bán 1 ngày không nên cho ếch ăn để dễ vận chuyển, tránh hao hụt cho người mua.

Đó là tất cả những trình tự, chi tiết về kĩ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt. Hi vọng người dân có thể áp dụng tốt kĩ thuật nuôi ếch trong bể lót bạt vào trong quá trình nuôi trồng ếch nhằm mang lại hiệu quả, năng suất, chất lượng ếch cao để giúp cho người dân phát triển kinh tế đời sống. Chúc các nhà nuôi ếch thành công!

Theo echgiongmientrung.com

Ý kiến bạn đọc ()
Lại văn thêm
03/08/2020 19:48

Cách nuôi ếch trong bạt

Trả lời

Nguyễn ngọc tuân
12/03/2020 12:31

Hay quá có thể chỉ dẫn thêm ko

Trả lời


Xem thêm



NT-Cung cấp dinh dưỡng cho ếch

Để ếch phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế thì việc bổ sung dinh dưỡng, thức ăn đúng, đủ là yếu tố quan trọng hàng đầu.






NT-Thức ăn cho ếch Thái Lan

Dễ nuôi, lợi nhuận cao nên ếch Thái Lan đang là đối tượng nuôi được nhiều bà con lựa chọn. Cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của ếch để cung cấp thức ăn





Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng