XL-Giải pháp xử lý khí độc H2S trong ao tôm sau những cơn mưa lớn

2021-03-12 23:30:15

H2S được xem là một trong những “sát thủ thầm lặng” trong các ao tôm, khiến tôm hô hấp yếu và chết đi, thậm chí là chết hàng loạt. Khí độc H2S tích tụ trong ao sẽ được giải phóng mạnh sau khi trời mưa, nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sự sống của tôm. Vì thế, trong bài viết này xin chia sẻ cách xử lý khí độc H2S trong ao tôm hiệu quả sau những cơn mưa lớn. Kính mời bà con cùng theo dõi!

Nguyên nhân hình thành khí độc H2S trong ao tôm?
- Loại khí độc có mùi trứng thối này được hình thành từ quá trình phân hủy các chất thải lắng tụ, mùn bã hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện yếm khí,…;
- Nước ao quá trong tạo điều kiện cho tảo đáy phát triển mạnh, khi tảo tàn xác tảo tích tụ dưới lớp đáy và phân hủy;
- Quản lý thức ăn cho tôm không hợp lý dẫn đến ao nuôi phú dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng trong ao cao, khi lắng xuống đáy tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản sinh khí H2S;
- Nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp, mực nước ao quá sâu tạo điều kiện yếm khí;
- Xác tôm và các chất thải lắng tụ dưới đáy phân hủy;

Làm gì để xử lý khí độc H2S trong ao tôm sau trời mưa?
Xử lý khí độc trong ao tôm luôn là vấn đề được người nuôi quan tâm, nhất là khi trời mưa, đáy ao bị khuấy đảo tạo điều kiện để khí H2S thoát ra và gây hại cho tôm. Do vậy, sau mỗi trận mưa lớn bà con nên thực hiện:
- Ngừng cho ăn hoặc giảm thức ăn cho tôm để tránh tình trạng dư thừa hữu cơ. Quản lý chất hữu cơ trong ao bằng việc xi-phông đáy;
- Loại bỏ lớp nước ở tầng mặt của ao (nếu có thể);
- Khởi động quạt nước liên tục để đảm bảo cung cấp đủ oxy hòa tan cho nước ao (nồng độ oxy hòa tan >3pp tính từ 3m so với mép bùn và 30cm tính từ mặt ao);

- Luôn điều chỉnh pH hợp lý trong khoảng từ 7,8 đến 8,3 trong suốt vụ nuôi, dao động hàng ngày <0,4. Nếu cần thiết có thể đánh vôi để duy trì pH tối ưu;
- Bón chế phẩm vi sinh xử lý khí độc EcoClean AM để kiểm soát và xử lý khí độc H2S hiệu quả. Sử dụng liều lượng thích hợp, pha trộn với nước và sục khí 2 giờ đồng hồ để kích hoạt rồi té đều xuống ao;
Một số kinh nghiệm xử lý H2S trong suốt vụ nuôi
Khí độc H2S luôn tồn tại trong ao và sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào mà không báo trước. Dưới đây là một số kinh nghiệm xử lý khi phát hiện H2S trong ao tôm được nhiều bà con áp dụng:
- Giảm 30-40% lượng thức ăn cho tôm ngay khi phát hiện ra H2S, thực hiện liên tục trong ít nhất 3 ngày hoặc đến khi các chỉ số trong ao trở lại bình thường;
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ khiến ao tôm thiếu oxy vì vậy cần tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho tôm nuôi;
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học xử lý khí độc chuyên dụng như: EcoClean AM,… để thúc đẩy quá trình phân hủy chất thải và kiểm soát khí độc H2S;
- Có thể thay nước nếu cần;

Khí độc là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tôm chết hàng loạt, vì thế với những kiến thức trên đây chúng tôi hy vọng bà con sẽ biết cách xử lý H2S sau những cơn mưa lớn, giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Theo visinhthuysan.vn


Xem thêm


NT-Chống rét cho thủy sản nuôi

Trong điều kiện thời tiết mưa rét kéo dài, ngành thủy sản đã tổ chức hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống rét cho thủy sản nuôi nhằm











Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng